Mã SKU của sản phẩm là gì? Có ý nghĩa như thế nào trong kinh doanh? Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về mã SKU trong 8 phút đọc.
Hiện nay SKU là một cách để mã hóa hàng hóa được sử dụng rất phổ biến trên thế giới. Đây là một công cụ rất hữu ích, thiết thực và cần thiết cho mỗi đơn vị sản xuất. Nó không chỉ giúp bạn quản lý tốt sản phẩm của mình mà còn cho phép bạn tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng chỉ bằng những con số, kí tự đặc biệt. SKU tuyệt vời hơn cả đó là khi bạn cần kiểm soát danh mục sản phẩm vô cùng đa dạng phong phú và mở rộng. Hãy cùng tìm hiểu xem SKU là gì, bao gồm những gì và lợi ích mà nò mang lại trong quản trị kho hàng nhé!
SKU là gì?
SKU là viết tắt cho cụm từ tiếng Anh: Stock Keeping Unit – dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Đơn vị lưu kho“. Hiểu một cách cụ thể, SKU là đơn vị phân loại hàng hóa đã lưu kho, tồn kho. SKU sẽ phân loại dựa trên các đặc điểm giống nhau của hàng hóa như hình dạng, chức năng và gán cho các sản phẩm này những mã số (bao gồm số, chữ hoặc kí tự đặc biệt) để mã hóa các hàng tồn kho này tránh nhầm lẫn với các hàng khác.
Trong lĩnh vực quản lý hàng tồn nói riêng và quản trị kho hàng nói chung, sử dụng SKU như một dạng quy ước để phân loại mặt hàng. Các mặt hàng này có thể là sản phẩm cũng có thể là dịch vụ, đi kèm với các mặt hàng là các thông số, thuộc tính có liên quan được phân biệt với các mặt hàng khác bằng chính mã số mà SKU tạo ra. Nhìn chung, một sản phẩm sẽ bao gồm các thuộc tính sau: nhà sản xuất, kích thước, vật liệu, mô tả, màu sắc, điều khoản quy định và bảo hành. Khi một nhà sản xuất có hàng tồn kho, việc kiểm số lượng hàng tồn kho sẽ được tích hợp việc hiển thị các số SKU để từ đó phân loại hàng một cách đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, SKU cũng có thể dùng như một định danh duy nhất hoặc chỉ là một đoạn mã dành riêng cho một đơn vị lưu kho cụ thể nào đó. Các mã hóa này không được quy định sẵn cũng không được chuẩn hóa từ trước. Như vậy sẽ chủ động hơn cho những công ty trong việc nhập hàng hóa từ công ty khác, một là duy trì SKU của nhà cung cấp sản phẩm hoặc là tạo ra mã SKU của riêng công ty mình.
SKU có thực sự hữu ích?
Nếu bạn cảm thấy đối với mỗi sản phẩm Barcode là rất cần thiết và cần phải có thì SKU lại còn cần thiết hơn. Bởi nó giúp cho việc kiểm soát hàng nội bộ, bạn chỉ cần nhìn vào những mã số, chữ, hay kí tự đặc biệt là đã có thể nhận dạng và nắm bắt ngay được các thuộc tính của sản phẩm một cách dễ dàng mà không cần quét qua hệ thống Barcode (vừa mất thời gian lại phải dùng máy móc).
Việc sử dụng số, chữ hay kí tự đặc biệt trong mã SKU là một lợi thế rất mạnh cho quản lý kho hàng. Bởi sẽ không có giới hạn nào cho các mã SKU dù cho danh mục sản phẩm của bạn có phong phú, đa dạng tới đâu.
Cách đặt mã SKU
Đại đa số các mã SKU đều bao gồm các thuộc tính cơ bản, cần thiết của sản phẩm,. chính vì thế mã SKU phải thể hiện được các nội dung sau:
- Tên nhà sản xuất (tên thương hiệu) có thể viết theo chữ cái đầu hoặc viết tắt
- Mô tả sản phẩm: một mô tả ngắn gọn nhất về sản phẩm, chẳng hạn như chất liệu, hình dáng thiết kế
- Ngày nhập hàng: bao gồm các số cuối của ngày, tháng, năm
- Kho lưu trữ hàng: rất cần thiết nếu có nhiều kho hàng, việc ghi kho hàng để tránh nhầm lẫn sản phẩm giữa các kho hàng
- Kích cỡ sản phẩm: thường ghi theo size
- Màu sắc sản phẩm: tên màu hoặc viết tắt của tên màu
- Tình trạng sản phẩm: là hàng mới hay hàng đã qua sử dụng
Ví dụ cụ thể vào một mã SKU như sau: ZACOTCV20521HCM_SDE
Trong đó:
- ZA: là tên thương hiệu ZARA
- COT: là chất liệu cotton
- CV: là mô tả chân váy
- 20521:là ngày nhập hàng
- HCM: là địa chỉ kho ở Hồ Chí Minh
- S: là size S
- DE: là mô tả màu sắc đen
Sự khác nhau giữa SKU và UPC (Universal Product Code)
Nếu như SKU là mã tối ưu hóa sử dụng trong việc kiểm soát kho hàng nội bộ, có thể có nhiều mã SKU. Thì UPC lại là mã được tiêu chuẩn hóa theo một quy ước đã quy định sẵn để ai cũng có thể đọc được khi nhìn thấy mã này. Tùy vào lĩnh vực hoạt động của công ty, đặc điểm sản phẩm cũng như cách thức quản lý kho hàng mà người ta sẽ có cách xây dựng mã SKU sao cho phù hợp và tiện dụng, dễ đọc nhất.
Như vậy, cùng là một sản phẩm trong kho hàng ở những công ty khác nhau sẽ có những SKU khác nhau nhưng lại có chung UPC duy nhất đã được quy ước với nhau. Thậm chí ngay cả các cá nhân bán sản phẩm livestream trên mạng bây giờ cũng đang sử dụng SKU để quản lý đơn hàng, hàng tồn kho, lưu kho của họ một cách tốt nhất.
▶ Xem thêm bài viết: