Cùng Từ Điển Mới khám phá OEM là gì? Một thuật ngữ thường được sử dụng trong kinh doanh và sản xuất.
OEM – một mô hình kinh doanh đang rất thịnh hành và phổ biến ở trên thị trường bởi mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp. Không kể là công ty hay tập đoàn lớn nhỏ, tất cả đều nhắm đến OEM để giải quyết vấn đề giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh các sản phẩm của doanh nghiệp mình. Hãy cùng tìm hiểu về OEM với những khái niệm, đặc điểm và những lợi thế trong kinh doanh mà OEM mang lại.
Mục Lục Bài Viết
Định nghĩa OEM là gì?
Ba chữ trong OEM là viết tắt của ba từ tiếng anh Original Equipment Manufacturer. Dịch ra tiếng Việt thì OEM có nghĩa là Nhà sản xuất phụ tùng gốc. Nói chung các công ty OEM đều có nghĩa là nhà sản xuất các bộ phận, thiết bị và cung cấp cho các nhà sản xuất khác.
Một ví dụ điển hình về mô hình kinh doanh OEM là công ty Foxconn – công ty OEM lớn nhất trên thế giới về cả quy mô sản xuất và doanh thu. Foxconn sản xuất và cung cấp các linh kiện điện tử, bộ phận phụ kiện cho các hãng công nghệ như Apple, Dell, Xiaomi và thậm chí cả Google.
Nói một cách dễ hiểu, OEM là nhà sản xuất, gia công và lắp ráp các thiết bị cho sản phẩm của một công ty sở hữu thương hiệu và công nghệ đó. Cụ thể: khi Apple thuê công ty OEM là Foxconn sản xuất, lắp ráp điện thoại cho Apple thì chủ thể khách hàng là Apple phải cung cấp công nghệ, nghiên cứu sản xuất và phân phối sản phẩm. Còn Foxconn chỉ phụ trách sản xuất và lắp ráp, một công ty lớn như Apple thường có nhiều trụ sở sản xuất như ở Trung Quốc, Ấn Độ và sắp tới là trụ sở ở Việt Nam.
Hàng OEM nghĩa là gì?
Hiểu đơn giản hàng OEM chính là các sản phẩm, mặt hàng được sản xuất ra từ một công ty chuyên thực hiện cung ứng sản phẩm, sản xuất theo yêu cầu của các công ty, đối tác khác.
Trên thị trường hiện nay, các mặt hàng OEM là rất phổ biến, được lưu hành rất rộng rãi trên thị trường. Điển hình như các mặt hàng tiêu dùng, quần áo, công nghệ, nội thất hay phụ kiện thời trang. Người tiêu dùng cũng hoàn toàn có thể yên tâm về hàng OEM bởi vừa có chất lượng tốt, giá cả hợp lý lại rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ cũng như thương hiệu, công ty chịu trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm đó.
Mọi hàng hóa OEM do bất kì doanh nghiệp hay công ty nào sản xuất ra đều phải đảm bảo những yêu cầu cụ thể của bên đối tác đặt hàng. Đảm bảo đúng quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tuân thủ theo đúng những quy định và bảo mật trong kinh doanh.
Điểm khác biệt giữa mô hình kinh doanh OEM và kinh doanh truyền thống
- Hình thức kinh doanh truyền thống có nghĩa là một công ty sẽ chịu trách nhiệm từ a – z về sản phẩm của mình. Cụ thể là từ nghiên cứu – sản xuất – lắp ráp – đầu ra cho sản phẩm. Với những công ty kinh doanh truyền thống bắt buộc phải có một hệ thống kinh doanh với quy mô đầy đủ về mặt hệ thống quản lý, nhân lực, dây chuyền sản xuất và tiếp thị thị trường.
- Nếu là mô hình kinh doanh OEM, các công ty chỉ cần đưa công nghệ và yêu cầu cho bên công ty OEM giúp gia công, sản xuất và lắp ráp sau đó lại lấy về để đưa ra thị trường. Một công ty OEM có thể cùng một lúc thực hiện hoàn thiện sản phẩm cho nhiều đối tác, công ty khác nhau với đa dạng các mặt hàng.
- Sự hợp tác giữa OEM và các công ty mang lại lợi ích cho cả hai bên, tối ưu hóa về nguồn nhân lực, chi phí và thời gian sản xuất ra một sản phẩm. Từ đó sản phẩm được đưa ra thị trường vừa nhanh chóng, vừa chất lượng lại có chi phí giảm hơn rất nhiều so với sản phẩm của những công ty có mô hình kinh doanh truyền thống.
Lợi thế mô hình kinh doanh OEM đem lại
- Chi phí không quá lớn: Giữa kinh doanh OEM và kinh doanh sản xuất hơn nhau ở khâu sản xuất, OEM sẽ giúp các công ty giảm được chi phí sản xuất hay nói chung là vốn đầu tư ban đầu sẽ không quá lớn
- Giá cả cạnh tranh: Nhờ giảm được chi phí sản xuất và đầu tư nên giá thành sản phẩm của OEM thường rẻ hơn so với mặt bằng trên thị trường từ đó có sức cạnh tranh lớn hơn, mang lại lượng tiêu thụ cao hơn.
- Các công ty OEM có cơ hội được tiếp cận sớm nhất với các công nghệ tiên tiến nhất từ các đối tác làm ăn với họ.
- Mô hình OEM cho phép công ty có thể làm ăn với đa dạng khách hàng, tự do chiến lược kinh doanh sao cho mang lại lợi ích lớn nhất.
Lưu ý khi mua hàng OEM
Ranh giới giữa hàng OEM và hàng nhái, hàng giả là rất mong manh, đặc biệt là sự trà trộn giữa hai mặt hàng này là rất khó để người tiêu dùng phân biệt. Chỉ nên lựa chọn mua hàng OEM tại các điểm bán hàng uy tín như trung tâm thương mại, siêu thị hay cửa hàng có uy tín để đảm bảo nguồn hàng là chính hãng. Những chi tiết nhỏ và những kiến thức review trên mạng cũng sẽ giúp bạn phân biệt hai loại hàng này.
▶ Xem thêm bài viết: