Lịch sử hình thành
Cây đàn guitar điện được phát minh vào khoảng năm 1931. Lần đầu được sử dụng bởi các nghệ sĩ jazz, khi họ chỉ muốn chơi những nốt đơn khi chơi cùng cả band nhạc. Giai đoạn từ những năm 1950 đến 1960, guitar điện được sử dụng rất rộng rãi trong nhạc pop.
Việc sử dụng cây guitar điện càng phổ biến hơn vào mọi dòng nhạc từ pop, rock, country, blues, jazz khi các nghệ sĩ sáng tạo ra những loại tiếng mới, giúp cho âm nhạc ngày một phát triển hơn.
Các dòng nhạc hiện nay thường sử dụng cây guitar điện với 2 vai trò cơ bản:
- Rhymth: chơi chủ yếu về phần hợp âm, phần riff chính)
- Lead: chơi về phần melody, các câu solo, các câu licks,…
Một tay chơi guitar có thể chuyển mình để chơi các vai trò khác nhau như này. Tuy nhiên, đa số trong các band nhạc hiện đại, vẫn sẽ giữ riêng vai trò từng cây guitar. Bạn sẽ thấy rõ nhất khi nghe các ban nhạc rock hoặc metal…
Cấu tạo đàn guitar điện
1. Headstock | 2. Neck | 3. Body | 4. Strings |
1.1 machine heads | 2.1 Fretboard | 3.1 “neck” pickup | 4.1 bass strings |
1.2 truss rod cover | 2.2 Inlay fret markers | 3.2 “bridge” pickup | 4.2 treble strings |
1.3 string guide | 2.3 frets | 3.3 saddles | |
1.4 nut | 2.4 neck joint | 3.4 bridge | |
3.5 fine tuners and tailpiece assembly | |||
3.6 whammy bar (vibrato arm) | |||
3.7 pickup selector switch | |||
3.8 volume and tone control knobs | |||
3.9 output connector (output jack)(TS) | |||
3.10 strap buttons |
Một cây guitar điện có sự khác biệt nhiều về hình dáng và kết cấu của phần neck, bridge và pickups. Tuy nhiên, những điểm chính vẫn giống kết cấu một cây guitar bình thường.
Bức ảnh ở trên sẽ chỉ cho các bạn thấy thông tin chi tiết về cấu tạo khác nhau của 1 cây guitar điện và tên gọi của các phần trên đàn guitar điện.
Phần headstock bao gồm các machine heads bằng sắt (hay còn gọi là khóa đàn). Chúng sẽ dùng các con lăn bánh xe để giữ và điều chỉnh độ căng dây đàn
Phần Nut (thường được làm bằng sắt, plastic,…) có tác dụng cố định dây và giữ dây đàn đúng khoảng cách trên phần headstock.
Phần Frets (hay còn gọi là ngựa đàn), thường được làm bằng thép, có tác dụng giữ khoảng cách cho dây để tạo nên nốt nhạc đúng khi người chơi gảy dây.
Phần Truss Rod dúng để chỉnh lại cần đàn khi có nhu cầu. Thông thường khi đàn bị cong lên hoặc cong xuống, người ta sẽ nắn lại. Tuy nhiên cần 1 người có kinh nghiệm làm việc này. Vì nếu không, đàn sẽ dễ bị đứt gãy.
Phần Neck (cần đàn) và Fretboard trải dài trên cả cây đàn. Ở phần Neckpoint, Phần Neck được gắn với phần Body bằng ốc vít hoặc keo dán. Tuy nhiên đối với những cây đàn cần liền, phần này là liền.
Phần Body (thân đàn) thường được làm bằng gỗ, với một lớp nhựa sơn phủ lên trên để tạo màu sắc và bảo vệ thân đàn.
Dây đàn sẽ rung ở phần nam châm Pickups, tạo ra tín hiệu âm thanh. Những âm thanh này được điều chỉnh bằng các Knobs (nút) ở ngay phía dưới.
Các cây guitar thường có phần Bridge cố định, tuy nhiên một vài cây guitar điện đặc thù có thể nhún. Có nhiều tên gọi khác như Vibrato bar, tremolo bar, whammy bar…
2) Những thứ bạn cần để chơi guitar điện
Móng gảy (Picks)
Móng gảy là một phần không tách rời đối với bất kì người chơi guitar điện nào. Pick thường được làm bằng các chất liệu như cao su, plastic, gỗ, sắt,…
Móng gảy nói chung thường được làm với 3 góc cạnh. Tùy thuộc vào mỗi hãng khác nhau, họ sẽ tạo ra kiểu dáng khác nhau.
Pick thường dùng để quạt hợp âm, tỉa dây hoặc đánh các nốt đơn.
*Trong từ điển tiếng anh, từ Pick có nghĩa là chỉ móng gảy. Còn với bộ móng mà đeo vào ngón tay, ta gọi đó là Fingerpick.
Ampli
Đối với bất cứ ai chơi guitar điện, ampli là một phần không thể thiếu rồi.
Ampli hay còn gọi là guitar amp là một ampli điện tử có tác dụng khuếc đại âm thanh từ pickups guitar. Từ đó âm thanh sẽ được phát ra một bộ phận là củ loa.
Guitar amp có thể dùng để chỉnh tone đàn bằng cách làm rõ hoặc làm mở một vài tần số nhất định. Một số loại amp guitar có chức năng phá tiếng (distortion), chỉnh reverb (độ vang),…
Cable
Đây là bộ phận để kết nối guitar và ampli.
Fuzz guitar
Fuzz guitar được dùng để tạo các effect cho tiếng đàn guitar. Một số cục fuzz guitar còn dùng để tunner, tạo loop,… Có 2 loại Fuzz guitar phổ biến.
Fuzz bàn:
Fuzz cục
3) Học đàn guitar điện ở đâu Hà Nội?
Học GÌ Đây hiện đang có nhiều giáo viên dạy guitar điện tốt. Với các lớp học 1 kèm 1, giáo viên có thể đến nhà bạn, hoặc bạn có thể học tại nhà giáo viên.
Học 1 kèm 1 là phương pháp học tập tốt nhất, đặc biệt là đối với bộ môn âm nhạc. Vì vậy, Học Gì Đây? mang đến cho bạn những lựa chọn về giáo viên giảng dạy bộ môn guitar điện một cách đầy đủ và tốt nhất.
Hãy bắt đầu đăng kí với các giảng viên ngay hôm nay nhé.
Việc học tập và tiến bộ của bạn sẽ được theo sát bởi giáo viên. Toàn bộ giáo trình sẽ được tùy trỉnh theo mỗi học sinh, đảm bảo bạn có thể dễ hiểu nhất, và hoàn thiện kĩ năng chơi guitar điện trong thời gian ngắn nhất.
Bạn có thể thoải mái sắp xếp lịch học với giáo viên cho phù hợp với nhu cầu của mình.